Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Chung cư cũ vẫn "hét" giá trên trời

Cơ sở hạ tầng, sự tiện lợi và đặc biệt là thói quen khiến những người đang sống trong các căn hộ chung cư cũ không muốn thay đổi chỗ ở. Thêm vào đó, vấn đề giao thông đô thị có nhiều phức tạp, khiến giải pháp mua nhà chung cư cũ dù giá cao vẫn được nhiều người lựa chọn.

Thị trường BĐS Hà Nội đang có nhiều biến động khi hàng loạt các căn hộ chung cư cũ trong nội thành đang được mua lại với giá bạc tỉ, điều này trái ngược hoàn toàn với sự ảm đảm của thị trường chung cư cao cấp.

Thực chất, đó không phải là xu hướng đầu tư mới mà xuất phát từ chính nhu cầu của người sử dụng. Sử dụng chung cư cũ ở trung tâm thành phố mang đến cho người dùng nhiều tiện ích mà không phải nơi nào cũng có được. Từ giao thông thuận tiện, gần trung tâm, không phải di chuyển nhiều, đến cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ như: bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí cho con trẻ… Trong bối cảnh giao thông đô thị vẫn là một vấn đề nhức nhối thì giải pháp mua nhà chung cư cũ dù giá cao trở thành lựa chọn của nhiều người.

chung cư cũ, mua bán chung cư cũ, lợi thế của chung cư cũ

Gần chợ, gần các trung tâm lớn thì mặc dù có giá trên trời chung cư cũ vẫn luôn được săn lùng

Tình hình nóng sốt bất thường của phân khúc thị trường này đã tạo ra sự ngộ nhận cho nhiều người khi nghĩ căn hộ của mình sẽ trở thành “kho vàng”. Nhưng thực tế không phải bất cứ chung cư cũ nào cũng được chủ đầu tư mua lại với giá cao ngất ngưởng. Mặc dù vậy, nhiều người có nhu cầu để ở vẫn chấp nhận những mức giá “trên trời” chỉ để thỏa mãn cái tiếng “nhà phố”, thuận lợi và gần trung tâm.

Một số nhà đầu tư xây dựng khẳng định, mức giá mà doanh nghiệp đưa ra để mua căn hộ chung cư cũ bao giờ cũng phải dựa trên những tiêu chí nhất định như: vị trí khu đất, hệ số sử dụng đất, chiều cao công trình, mật độ xây dựng, tiện ích nội khu, liên kết vùng... trong đó khả năng sinh lời luôn là đích ngắm lớn nhất.

Cụ thể như trường hợp nhà chung cư cũ nhà A3 tầng 1 khu tập thể Phương Mai quận Đống Đa, Hà Nội với diện tích 85m2 (cả cơi nới) được giao với mức giá 4,8 tỉ đồng. Như vậy tính bình quân giá của căn hộ chung cư cũ này có mức giá trên 50 triệu/m2. Cho dù vị trí khu chung cư này cũng chưa phải quá đẹp, duy chỉ có điều là gần chợ, trường học và bệnh viện lớn. Và chỉ với 5 phút là có thể ra tới đường lớn Phố Huế, Bờ Hồ thì mức giá này vẫn được người mua lựa chọn. Theo chị Trần Thị Hạnh, chủ nhân mới của ngôi nhà gần 5 tỷ đồng cho biết: Cũng với giá tiền đó thì chị có thể mua được chung cư cao cấp tại những khu đô thị mới ở Trung Yên, Cầu Giấy hay Hà Đông, tuy nhiên việc đi lại quá khổ nên chị quyết định mua chung cư cũ (nhưng đã được sửa sang nội thất cao cấp hoàn chỉnh).

Ở một khía cạnh khác thì chuyên gia đưa ra bài toán: Nếu nhà đầu tư mua lại toàn bộ khu chung cư cũ để xây mới với mức giá đã đền bù gần 100 triệu đồng/m2 nếu chủ đầu tư xin được quy hoạch cao gấp ba lần so với hiện nay tức khoảng 15 tầng với hệ số sử dụng đất 70%, xem như khả năng hoàn vốn là chắc chắn. Còn nếu xin được càng cao tầng, hệ số sử dụng đất và mật độ xây dựng lớn hơn thì trong một thời gian ngắn có thể hoàn vốn và sinh lợi. Tại các chung cư được mua giá cao khác trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm, phần lớn các doanh nghiệp chỉ nhắm đến các chung cư cũ xây dựng thấp tầng, khuôn viên đất rộng, mật độ xây dựng 50 đến 60%, vị trí tốt... còn những chung cư không có được những thuận lợi này thì chẳng ai muốn nhảy vào đầu tư bởi khả năng sinh lợi kém.

Đơn cử như chung cư cũ Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân) dù có vị trí đẹp ngay mặt phố, có khả năng kinh doanh cao. Tuy nhiên, đầu tư vào dự án này sẽ không được xây dựng theo quy mô cũ mà công trình sẽ thấp tầng và hệ số sử dụng đất nhỏ hơn. Bên cạnh đó, người dân đang kinh doanh ổn định, đòi đền bù cao... Thêm nữa, cho dù một trong những công ty có “máu mặt” như Vinaconex “theo đuổi” đã mấy năm nay nhưng vẫn chưa ngã ngũ… Thế nên mới xảy ra bài toán giằng co giữa giá bồi thường của những cư dân và đơn vị công ích được giao làm dự án theo kiểu chính sách. “Không được xây cao tầng, làm sao chúng tôi có lợi trong khi nguồn vốn đầu tư phải trả lãi, giá đền bù cao...” - một doanh nghiệp khẳng định.

Khi được hỏi về vấn đề chung cư cũ bị người dân đẩy lên quá cao, ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường cho rằng: Đó là xu thế tất yếu của thị trường, người bán có quyền ra giá, và mua hay không là quyền của người có tiền. Điều này lý giải một trong những bất cập của thị trường BĐS khi nhà nước vẫn cứ đề ra giá BĐS, trong khi đó, giao dịch thực tế vẫn ở mức quá cao và khác xa so với giá của nhà nước đề ra.

Theo Báo Xây dựng

2 ngôi nhà nhỏ có gác lửng chưa đến 15m² với thiết kế đáng để học tập

Ngôi nhà có gác lửng tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn do Whiteline Design Studio thiết kế, được ngợi khen bởi sự tinh tế khi giản lược hầu hết các yếu tố phức tạp, chỉ để lại vẻ đẹp đến từ một phong cách sinh hoạt cực kỳ đơn giản. Ngay từ phòng khách, bạn đã thấy sự khéo léo khi kết hợp tông màu vàng - xám một cách hoàn hảo, cộng với chiếc bàn cafe thấp với phần chân bàn tương đồng không ít so với tấm thảm trải sàn họa tiết hình học.


thiết kế nhà, giải pháp cho nhà nhỏ, nội thất cho nhà nhỏ


Việc lựa chọn bố trí thiết kế mở là hợp lý đối với các ngôi nhà hạn chế về mặt diện tích như thế này. Bạn có thể dễ dàng di chuyển từ phòng khách đến phòng bếp và khu vực ăn uống mà không gặp phải một chướng ngại gì. Chiếc cầu thang gỗ nhỏ xinh thanh mảnh nơi góc phải chính là nơi dẫn lối lên phòng ngủ trên cao.


thiết kế nhà, giải pháp cho nhà nhỏ, nội thất cho nhà nhỏ


Trong khi phòng khách được tận hưởng ưu thế chiều cao của ngôi nhà và cạnh cửa sổ lãng mạn thì bếp và phòng ăn được bố trí ngay dưới gác xép. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng bị “lép vế” đâu nhé! Chùm đèn treo hình bông hoa trắng cách điệu duyên dáng trên bàn ăn, kệ lưu trữ 3 tầng để trưng bày sách và các món đồ trang trí nhỏ giữa phông nền màu xanh thăm thẳm bí ẩn.


thiết kế nhà, giải pháp cho nhà nhỏ, nội thất cho nhà nhỏ


Thông thường, với một ngôi nhà nhỏ, người ta thường lựa chọn những gam màu tươi sáng như trắng, kem, xám,… để tạo cảm giác “cơi nới” không gian. Nhưng ở đây, các nhà thiết kế đã tạo nên sự khác biệt ngay chính trong cách lựa chọn màu sắc. Nếu mảng tường ở phòng khách mang sắc trắng thì bếp và phòng ăn lại lựa chọn tông màu xanh đậm và đen tuyền. Thế nhưng, rõ ràng chúng không khiến nơi này bị tối đi, trái lại càng làm nổi bật hơn nét tương phản của nội thất, tủ kệ hay backsplash sáng màu.


thiết kế nhà, giải pháp cho nhà nhỏ, nội thất cho nhà nhỏ


Tương tự như vậy, ở khu vực phòng ngủ trên cao cũng được sử dụng gam màu đen và trắng, kết hợp với một vài điểm nhấn như màu vàng của gối ôm hay hoa trang trí màu đỏ thắm. Ô cửa nhỏ trên trần nhà giúp một góc phòng ngủ trở nên tươi sáng và trở thành góc đọc sách lý tưởng và thi vị, phân tách với không gian giường ngủ bằng một chiếc kệ sách xinh yêu.


thiết kế nhà, giải pháp cho nhà nhỏ, nội thất cho nhà nhỏ


Nhìn tổng thể, không gian sống nhỏ bé này thực sự ghi điểm bởi nét cá tính đến từ cách phối màu sắc phong phú, không rơi vào sự đơn điệu, nhàm chán, đồng thời hệ thống lưu trữ được phát huy tối đa, từ bức tường phòng ăn, kệ trưng bày bố trí cả chiều ngang và chiều dọc nơi góc bếp lẫn trên phòng ngủ nhỏ giúp căn hộ gọn gàng, ngăn nắp và cực kỳ khoa học.


Bùng nổ dự án bất động sản trục đường Tố Hữu và sức ép hạ tầng!

Với sự đổ bộ của hàng loạt các dự án bất động sản "khủng" trên trục đường Tố Hữu, có lẽ câu chuyện về thị trường địa ốc "ăn theo" hệ thống cơ sở hạ tầng đã chỉ còn là câu chuyện của quá khứ!

dự án bất động sản trên đường Tố Hữu, hạ tầng giao thông, tắc đường

Bùng nổ dự án bất động sản trục đường Tố Hữu.

Đường Tố Hữu, trước là đường Lê Văn Lương kéo dài được khánh thành từ năm 2010 với kỳ vọng là một tuyến huyết mạch mới, tạo đà phát triển cho khu vực phía tây thành phố Hà Nội, đồng thời, giải tỏa một phần áp lực giao thông cho đường Nguyễn Trãi.

Còn nhớ, thời kỳ đầu khi tuyến đường này mới đi vào hoạt động, rất nhiều các dự án bất động sản (BĐS) đã gây "sốt" trên thị trường nhờ ăn theo hạ tầng giao thông. Dư luận có lẽ chưa thể quên kỷ lục về thanh khoản của 2 dự án căn hộ CT1 và CT2 Trung Văn do Sàn giao dịch BĐS Phú Quý Land phân phối đã đạt tới 100% số căn hộ được bán hết.

Tuy nhiên, "cuộc vui ngắn chẳng tày gang", không bao lâu sau đó, hàng loạt các toà nhà chung cư và khu đô thị mới đã mọc lên bám dọc tuyến đường này, có thể kể đến như khu đô thị mới Dương Nội, Văn Khê, Park City và các tòa chung cư khác như Usilk, The Light, Tây Hà, Bắc Hà... Thậm chí, các tuyến nhánh cắt ngang Tố Hữu như đường Trung Văn (vốn trước đây là đường làng mới được nâng cấp lên đường đô thị) cũng phải gánh thêm lượng người từ các khu đô thị mới xây phía trong như khu VOV Mễ Trì, Trung Văn…

Tính đến thời điểm hiện tại, theo con số thống kê sơ bộ, dọc hai bên đường Tố Hữu đã có tới 30 - 40 tòa chung cư thuộc gần 20 dự án với chiều cao từ 20 đến trên 30 tầng. Trong đó, những “đại đô thị” lớn như khu đô thị Dương Nội của Công ty Nam Cường với quy mô dân số lên tới 2,5 - 3 vạn người, hay khu Park City với quy mô xấp xỉ 2 vạn người.

Phía trên có thể kể tới các dự án chung cư cao tầng ngay mặt đường của Hải Phát với tổ hợp The Pride gồm 04 tòa tháp cao 35 và 45 tầng (không kể tầng hầm), dự án Bắc Hà, Tây Hà,… với chiều cao từ 20-30 tầng.

Và hệ quả tất yếu của sự vào cuộc quá "quyết liệt" của các đại gia địa ốc là sức nặng đè lên cơ sở hạ tầng. Cũng từ đây, tuyến đường Tố Hữu vốn là mơ ước của người dân và kỳ vọng của TP. Hà Nội không những không thể hoàn thành mục tiêu giảm tải cho đường Nguyễn Trãi, mà còn trở thành “con đường đau khổ”, nỗi ám ảnh cho hàng vạn người dân hàng ngày vì tắc đường nghiêm trọng.

dự án bất động sản trên đường Tố Hữu, hạ tầng giao thông, tắc đường

Cận cảnh ùn tắc trên đường Tố Hữu


Có mặt tại tuyến phố này vào những giờ cao điểm mới có thể thấu rõ nỗi khổ của cư dân. Từng đoàn xe xếp hàng dài chờ đèn đỏ, thậm chí đợi mấy nhịp đèn vẫn chưa thể qua được ngã tư. Trong khi đó, đây lại là tuyến đường gần như độc đạo có chiều dài lên đến hơn 10 km, chính vì vậy, việc ách tắc giao thông một khi đã xảy ra, chắc chắn sẽ rất “khủng khiếp”, nhất là vào những giờ cao điểm.

Nếu như trước đây, việc di chuyển từ đường Lê Trọng Tấn vào Trung tâm TP. Hà Nội theo đường Lê Văn Lương kéo dài chỉ mất khoảng 15 phút đi xe máy thì nay, con số này đã nâng nên khoảng 30 phút, thậm chí là cả tiếng đồng hồ nếu xảy ra tắc đường. Có như vậy mới thấy được sức ép của các khu đô thị lên hạ tầng giao thông của khu vực này đang "đáng báo động" như thế nào.

Thế nhưng, điều đáng nói là trong khi quỹ đất dành cho giao thông là "bất động" thì cuộc đua từ những cao ốc chọc trời vẫn ngày càng sôi động, chưa có hồi kết. Đơn cử như Hải Phát vừa mua lại tòa CT1-104 dự án Usilk City, dự án Hà Nội Landmark 51, Park City... cũng đang gấp rút triển khai đưa ra thị trường.

Trước sự đổ bộ đồng loạt của các dự án BĐS, quy hoạch thủ đô có lẽ khó có thể thực hiện được hy vọng của người dân về những con đường thông thoáng. Bên cạnh đó là áp lực dư cung đang cận kề khi tâm lý người mua nhà đang tỏ ra "e ngại"?

Theo Kinh doanh và pháp luật

Cận cảnh ùn tắc trên đường Tố Hữu
Cận cảnh ùn tắc trên đường Tố Hữu

Cơn sốt đi qua, chung cư gần thập kỷ vẫn không giao nhà

-Hàng tháng vẫn phải trả tiền vay mua nhà cho ngân hàng, vừa phải trả tiền thuê trọ. Dự án chậm tiến độ, gần 10 năm chưa giao nhà là tình trạng mà nhiều khách hàng đang phải đối mặt, khi trao niềm tin nhầm chỗ.

Chị Hải Yến, khách hàng mua căn hộ tại dự án 584 Tân Kiên (H.Bình Chánh) cho biết, hợp đồng mua nhà ký năm 2008 và thời hạn giao nhà là năm 2010, số tiền đã thanh toán lên đến 90%. Tuy nhiên, dự án đã ngừng thi công nhiều năm, khi đến giai đoạn hoàn thiện. Sau khi kiện ra tòa, từ sơ thẩm đến phúc thẩm thì tòa xử thắng nhưng 584 không trả tiền mà họ tìm mọi cách để trì hoãn.

Mới đây, hơn 20 khách hàng mua căn hộ tại dự án này tiếp tục gửi đơn kiến nghị các cơ quan chức năng hỗ trợ giải quyết. Được biết, năm 2011, Công ty 584 đã làm công văn xin chuyển đổi chung cư thành bệnh viện và thỏa thuận đền bù với khách hàng để thanh lý. Tuy nhiên, đến nay, việc đền bù vẫn chưa được tiến hành, công trình vẫn bất động, khách không nhận được nhà và kế hoạch chuyển công năng vẫn giậm chân tại chỗ.

chung cư đắp chiếu, Dự án Petro Vietnam Landmark, Dự án Cao Ốc Xanh, chung cư Gia Phú

Dự án đắp chiếu, hậu quả của "cơn sốt" đã qua

Dự án Petro Vietnam Landmark (Q.2) cũng bỏ hoang nhiều năm, trở thành điểm nóng tranh chấp. Một khách hàng mua căn hộ Petro Vietnam Landmark cho hay, lúc mua thì con chị mới sinh, còn bây giờ bé đã bắt đầu đi học mà chị chưa nhận được nhà, tiền đã thanh toán gần hết nhưng vẫn đi ở trọ mấy năm nay. Nhiều trường hợp khác lâm vào cảnh nợ nần, gia đình xáo trộn vì nhà chưa có mà tiền lãi ngân hàng tháng nào cũng phải đóng. Gần đây, dự án đã có dấu hiệu tái khởi động sau thời gian dài đấu tranh quyết liệt của khách hàng

Dự án Cao Ốc Xanh (Q.9) cũng là trường hợp tương tự. Xuất hiện từ năm 2007, lúc thị trường đang ở đỉnh cao của cơn sốt. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn ngổn ngang. Đa số khách đã nộp tiền 70 - 95% giá trị căn nhà, ngoại trừ block C của dự án đã được bàn giao, tiến độ của block A và B vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Cuối năm 2015, đại diện chủ đầu tư đứng ra nhận lỗi với khách hàng và cho biết nguyên nhân chậm tiến độ là vì trục trặc nội bộ giữa nhà thầu, chủ đầu tư và ngân hàng. Doanh nghiệp này đã đưa ra cam kết gửi tiến độ thi công block A và B dự án Cao Ốc Xanh cho khách mua nhà và quý III/2016 là thời điểm bàn giao nhà. Đã gần 10 năm, nhưng dự án vẫn chưa hoàn thành như thiết kế ban đầu.

Cá biệt, tại chung cư Gia Phú (Q.Thủ Đức), sau nhiều năm đắp chiếu, khách hàng mới phát hiện chủ đầu tư đã bán trùng căn hộ cho nhiều người. Chị K.D, một nạn nhân của dự án cho hay, cuối năm 2010, vợ chồng chị quyết định bán căn hộ chung cư ở Thanh Đa để mua nhà mới. Căn hộ bán được gần 1 tỷ, đủ để mua 1 căn hộ tại chung cư Gia Phú và số tiền còn lại, chị thuê nhà trọ ở tạm trong thời gian chờ chung cư xây xong.

Theo thỏa thuận trong hợp đồng, chị đóng gần đủ toàn bộ số tiền cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, đầu năm 2014, khi dự án gần hoàn thành phần thô, chị Dung phát hiện căn hộ của mình đã bị mang bán cho người khác. Vụ việc kéo dài khiến cuộc sống gia đình chị ngày càng khốn khổ. Chung cư không được bàn giao. Phần tiền có được từ việc bán nhà, vợ chồng chị dành để thuê nhà trọ ở đã gần hết. Đến nay, dự án này vẫn chưa có lối thoát, khách hàng đưa chủ đầu tư ra tòa, dù thắng kiện nhưng cũng chưa đòi được tiền.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, những vụ việc tranh chấp, dự án chậm tiến độ hiện nay, phần lớn là hậu quả của giai đoạn thị trường bất động sản phát triển quá nóng, hồi 2007. Nhiều doanh nghiệp làm ăn theo kiểu chụp giật, trong khi khách hàng bị yếu tố tâm lý chi phối nên thiếu đánh giá về năng lực, uy tín của chủ đầu tư. Đây cũng là bài học còn giá trị mà khách hàng cần lưu ý để tránh rủi ro khi mua nhà.

Quang Nam

Đà Nẵng rầm rộ xây nhà không phép

Không ít “cò đất”, người dân tìm mua, bán đất để đón tiền bồi thường dự án và kiếm suất tái định cư.

Ngày 21-9, chúng tôi tiếp cận hai “điểm nóng” xây dựng không phép tại khu vực Khe Cạn (phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê) và dự án di dời nhà ga thuộc các phường Hòa Khánh Nam, Hòa Minh (quận Liên Chiểu)...

Xây nhà đón gió bồi thường

Tại khu đất rộng lớn ở dự án di dời nhà ga thuộc phường Hòa Khánh Nam và Hòa Minh (quận Liên Chiểu), việc xây dựng không phép diễn ra rầm rộ. Dễ dàng nhìn thấy những nhà dân vừa mới được xây dựng. Thậm chí nhiều nhà tạm, nhà cấp bốn vẫn còn rất mới, chưa tô tường.

Không ít “cò đất” và người dân tìm đến đây mua đất để đón tiền bồi thường dự án và mong muốn kiếm suất tái định cư. Các sàn giao dịch bất động sản cũng mọc lên để rao bán đất dự án nhà ga.

Khi chúng tôi đến, một “cò” đang chỉ đất cho khách hàng. Hai người này bàn thảo khá sôi nổi việc xây nhà cửa, cống thoát nước… trên khu vực đất dự án. Ngay cạnh khu đất mà “cò đất” chỉ cho khách là một nhà tạm vừa bị đội quy tắc đô thị phường Hòa Khánh Nam và quận Liên Chiểu buộc tháo dỡ.

Bà Trần Thị Niễn (tổ 78, phường Hòa Khánh Nam) cho biết gia đình bà đã lên đây mua đất sinh sống được năm năm. “Chồng mất nên tôi lên đây mua cái nhà họ đã xây dựng sẵn để sinh sống cùng con gái. Nhà đất mua giấy tay, trước đây là đất nông nghiệp” - bà Niễn tâm sự.

Tại khu vực Khe Cạn (phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê) có trên 50 hộ dân xây dựng nhà không phép. Việc xây dựng này diễn ra từ nhiều năm nay. Khu vực này thường xuyên ngập nước. Nhà người dân xây dựng không phép chen chúc và nhếch nhác. Cách đây không lâu cả khu vực này bị ngập nặng nên nửa đêm chủ tịch TP Đà Nẵng phải lội xuống nắm tình hình.

Đà Nẵng, xây nhà không phép, cò đất, giải phóng mặt bằng, suất tái định cư

Một nhà tạm xây dựng không phép đã bị các cơ quan chức năng tháo dỡ trong khu vực dự án di dời nhà ga đường sắt. Ảnh: LÊ PHI

Luân chuyển cán bộ quy tắc

Khi chúng tôi đặt câu hỏi về việc xử lý xây dựng không phép tại khu vực dự án di dời nhà ga, ông Bùi Trung Khánh (Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Khánh Nam) cho biết: “Làm gì có xây dựng trái phép. Cái này các anh muốn rõ hơn thì phải xin chủ tịch phường tôi mới phát ngôn”. Ông Khánh nói, sau đó chốt cửa đi.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Bí thư Quận ủy Liên Chiểu Võ Công Chánh cho biết tới đây Quận ủy sẽ dành nguyên một chuyên đề về xử lý xây dựng nhà không phép tại khu vực dự án di dời nhà ga. “Từ khi tôi về làm bí thư quận này thì đã chỉ đạo phải xử lý nghiêm và chấn chỉnh mạnh tay việc xây dựng không phép này” - ông Chánh nói.

Theo ông Chánh, bên cạnh việc nghiêm trị các trường hợp xây dựng không phép thì quận Liên Chiểu áp dụng giải pháp luân chuyển cán bộ quy tắc đô thị để hạn chế các vi phạm. Quận sẽ tính toán thêm để có giải pháp xử lý triệt để.

Ông Nguyễn Xuân Hoài (Đội trưởng đội kiểm tra quy tắc đô thị quận Liên Chiểu) nói thêm: “Tôi được phân công đứng điểm tại phường Hòa Khánh Nam. Từ đầu năm đến nay đội đã xử lý 12 trường hợp, trong đó xử phạt 6,5 triệu đồng/hộ với bốn hộ. Việc xây dựng trên là do các hộ dân thiếu thông tin, khi có giấy đỏ cứ thế xây dựng mà không xin phép”...

Đang thống kê để có số liệu cụ thể

Ông Đàm Quang Hưng, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu, cho hay hiện quận đang chỉ đạo phường thống kê các hộ dân trong khu vực dự án nhà ga đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. “Hiện chúng tôi chưa có số liệu cụ thể về số lượng nhà xây dựng không phép từ trước đến nay vì đang thống kê. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay chúng tôi làm rất mạnh việc này” - ông Hưng nói.

Dự án nhà ga mới Đà Nẵng sẽ tách ra làm hai phần, gồm ga hành khách và ga hàng hóa. Ga hành khách mới (giai đoạn 1) có quy mô 33 ha và ga hàng hóa mới có quy mô 25 ha nằm trên địa bàn quận Liên Chiểu.

Còn ông Nguyễn Văn Tĩnh, Chủ tịch UBND quận Thanh Khê, nói: “Hơn 50 hộ dân đã ở đây từ lâu lắc rồi, một số hộ phát sinh từ năm 2015 chứ từ đó tới nay không hề có chuyện xây dựng không phép. Họ xây dựng nhà cửa trên nguồn đất gốc nông nghiệp không còn canh tác được nữa. Cái này là do lịch sử để lại. Bây giờ muốn giải quyết việc này phải kiểm tra kỹ và trước mắt phải giải quyết ngập nước, sau đó là quy hoạch và giải tỏa khu vực này để xây dựng cụm dân cư mới”.

“Không có chuyện nhận 30-50 triệu đồng”

Trả lời câu hỏi về việc Bí thư TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh nói “cán bộ quy tắc chỉ cần làm ngơ cho xây dựng trái phép là kiếm 30-50 triệu đồng” (ông Anh phát biểu khi làm việc với Sở Xây dựng ngày 20-9), ông Nguyễn Xuân Hoài (Đội trưởng đội kiểm tra quy tắc đô thị quận Liên Chiểu) khẳng định không có chuyện đó. “Họ làm cái nhà cấp bốn có trên 20 triệu đồng mà nói chung cho quy tắc 30-50 triệu đồng thì còn chi nữa. Tui mà đi xuống dưới đó kiểm tra hành chính có sai phạm là xử lý tuốt hết chứ làm gì có việc làm ngơ” - ông Hoài nhấn mạnh.

Theo Báo Pháp luật TP.HCM

Kiến trúc sư Salvador Perez Arroyo: Đam mê tạo nên kiệt tác

Ở tuổi 70, vị GS.TS - Kiến trúc sư nổi tiếng người Tây Ban Nha vừa tiếp tục có một công trình được vinh danh Top 5 công trình tiêu biểu của châu Âu năm 2016. Đó là dự án Centro Eventi Multifunzionale tại Verbania tại Ý.

Ở tuổi ‘thất thập cổ lai hy’ ông vẫn đầy nhiệt huyết và khát vọng kiến tạo nên những công trình tiêu biểu có giá trị vượt thời đại.

vietnamnet

Ba đồng sáng lập của S-Design, ông Salvador bên trái, ở giữa là bà Nguyễn Hải Yến, bên phải là bà Nguyễn Ngọc Mỹ tại lễ trao giải công trình kiến trúc của năm do Ashui bình chọn.

Vị kiến trúc sư của những biểu tượng vượt thời gian

Câu chuyện cuộc đời của Salvador khó có thể kể hết trong 1,2 trang giấy. Chỉ biết rằng, trong chuyến hành trình hơn 40 năm hành nghề, Salvador đã xuất bản hàng chục cuốn sách, hàng trăm bài tiểu luận về kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại cùng hàng trăm công trình kiệt tác được cả thế giới công nhận và tán dương, trở thành biểu tượng của nhiều thành phố như Tháp Moncloa tại Madrid, Viện Bảo tàng khoa học Cuenca, Cung Văn hóa La Eria tại Oviedo…

Với những đóng góp của mình, Salvador đã được vinh danh với 50 giải thưởng lớn do các tổ chức kiến trúc uy tín nhất thế giới trao tặng như giải Nhất cho thiết kế đô thị Cộng đồng Châu Âu, giải Nhất thiết kế của hội đồng Hoa Kì năm 2010, giải thưởng Europa Nostra cho việc cải tạo nhà thờ thế kỉ XVI Palladio ở Italia năm 2014, giải thưởng đồ án xuất sắc của hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch Châu Âu cho Đồ án quy hoạch Madrid. Và mới đây nhất khi ông tiếp tục được vinh danh ở hạng mục Top 5 Builing of the year với dự án Centro Eventi Multifunzionale

vietnamnet

Tháp Moncloa - Biểu tượng của Thủ đô Madrid, Tây Ban Nha

Tham vọng làm nên những biểu tượng ở Việt Nam

Năm 2009, Salvador đã có dịp sang Việt nam khi Bộ Xây dựng mời tham gia Hội đồng giám khảo quốc tế xét chọn đồ án Nhà hát Thăng Long. Tại đây, ông đã gặp gỡ và trao đổi với hai vị doanh nhân trẻ đầy tâm huyết Nguyễn Hải Yến, Nguyễn Ngọc Mỹ. Cơ duyên đó níu ông ở lại với dải đất hình chữ S và cùng thành lập nên S-Design, một công ty kiến trúc đầy triển vọng vào năm 2011.

Cùng nhau, Salvador và S-Design đã giới thiệu và ra mắt hàng loạt công trình tiêu biểu tại nhiều tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, An Giang,... Và một trong số đó, Bảo tàng - Thư viện Quảng Ninh đã được vinh danh “Công trình tiêu biểu của năm” do Hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam bình chọn vào năm 2014 với một lối thiết kế độc đáo, đầy sáng tạo bắt nguồn từ cảm hứng từ “than” - biểu tượng của vùng đất mỏ. Ngoài ra, những công trình tiêu biểu mà Salvador và S-Design đã giới thiệu tại Việt Nam như Cung quy hoạch, hội chợ và triển lãm Quảng Ninh; Diamond Tower(Marriott Courtyard Danang); Luxury Apartment Danang,….

vietnamnet

Bảo tàng Quảng Ninh - công trình tiêu biểu của năm do Hội quy hoạch kiến trúc Việt Nam bình chọn vào năm 2014.

Trong thời gian gần đây, một dự án nữa do Salvador và nhóm cộng sự từ S-Design thực hiện cũng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của thị trường, dù chỉ mới chính thức giới thiệu cách đây không lâu - đó là dự án Khu đô thị Golden City tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Ý tưởng về dự án này xuất phát từ một lần Salvador được Tập đoàn Alphanam mời về thăm vùng đất này từ vài năm trước. Dù là một thành phố đang trên đà phát triển, nhưng Long Xuyên vẫn thiếu đi một sự “khác biệt”.

Vì thế, sau khi trở về, Salvador và nhóm cộng sự S-Design đã ngay lập tức bắt tay vào tìm hiểu về địa phương, về con người, về cuộc sống và hình thành nên thiết kế về dự án Khu đô thị Golden City An Giang, một dự án được nhiều nhà đầu tư, các chuyên gia, tổ chức có uy tín trên cả nước đánh giá rất cao về quy hoạch tổng thể khi dành tới hơn 50% diện tích quy hoạch để phục vụ cho thiết kế “xanh” bền vững với hệ thông công viên trung tâm, công viên thứ cấp, các công viên nhỏ,….

Khéo léo lựa chọn hai loại sản phẩm chính cho dự án là nhà phố thương mại (Shophouse) và nhà biệt thự kết hợp nhiều giải pháp tổng thể và bền vững, mang lại giá trị hài hòa giữa cả chức năng sinh hoạt và chức năng kinh doanh, Salvador đã kiến tạo lên một quần thể đô thị tương lai hiện đại bậc nhất không chỉ An Giang mà còn cả vùng duyên hải ĐBSCL.

vietnamnet

Quần thể đô thị đẳng cấp hiện đại bậc nhất tại Long Xuyên, An Giang do Tập đoàn Alphanam triển khai

Ở tuổi 70, để tạo nên những giá trị vượt thời đại như vậy, quả thật, Salvador là một người quá đặc biệt, một người mà niềm đam mê khát khao sáng tạo vì nghệ thuật kiến trúc luôn luôn cháy bỏng, một người mà chưa bao giờ biết tới sự ngừng nghỉ trên con đường khám phá những giá trị của cuộc sống.

Có lẽ đây là điều may mắn, bởi nó sẽ trở thành nỗi ám ảnh, và là động lực cho Salvador tiếp tục hiện thực hóa những dự án đầy tham vọng do ông cùng nhóm các cộng sự S-Design đang ấp ủ triển khai trên mảnh đất hình chữ S mà ông yêu quý này.

Để biết thêm thông tin chi tiết về dự án Golden City An Giang, vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Đông Á

Văn phòng giao dịch: Tòa nhà L4 - 1 Khu đô thị Golden City An Giang.

Điện thoại: 0766 252 949 Fax: 0766 252 949

Hotline: 0965 06 7979 (Mr. Kiên)

Email: info@goldencityangiang.vn

Website: www.goldencityangiang.vn

Việt Trang

Đề xuất phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay.

phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay, sân bay Tân Sơn Nhất

Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất. Ảnh: TTXVN

Người nộp phí là các tổ chức, cá nhân khai thác kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay và kinh doanh cảng hàng không.

Người nộp phí được hạch toán khoản tiền phí phải nộp vào chi phí sản xuất kinh doanh hợp lý, được trừ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp và không được thu thêm (cộng thêm) số tiền phí phải nộp theo Thông tư này vào giá dịch vụ khi cung cấp dịch vụ cất cánh, hạ cánh, dịch vụ bảo đảm hoạt động bay đối với khách hàng.

Tổ chức thu phí là các Cảng vụ hàng không (Cảng vụ Hàng không miền Bắc, Cảng vụ Hàng không miền Trung, Cảng vụ Hàng không miền Nam) thuộc Cục Hàng không Việt Nam.

Dự thảo đề xuất mức thu phí như sau:

Số tt

Dịch vụ chịu phí

Mức thu

(đồng/lượt hạ hoặc cất cánh)

1

Bảo đảm hoạt động bay

165.000

2

Kinh doanh cảng hàng không

335.000

Trong đó: Mức thu phí được tính trên sản lượng chuyến bay hạ cánh hoặc cất cánh không thuộc đối tượng miễn thu (sản lượng tính theo lượt hạ cánh hoặc cất cánh) đi hoặc đến các cảng hàng không thuộc khu vực do Cảng vụ hàng không thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Số tiền phí thu được được quản lý và sử dụng như sau: Cảng vụ Hàng không miền Bắc: Trích để lại 61% để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định; chuyển về Cục Hàng không Việt Nam 14%; nộp ngân sách nhà nước: 25%.

Cảng vụ Hàng không miền Trung: Trích để lại 90% để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định; chuyển về Cục Hàng không Việt Nam 5%; nộp ngân sách nhà nước 5%.

Cảng vụ Hàng không miền Nam: Trích để lại 48% để trang trải chi phí hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo quy định; chuyển về Cục Hàng không Việt Nam 20%; nộp ngân sách nhà nước 32%.

Cục Hàng không Việt Nam sử dụng số tiền phí nhượng quyền khai thác cảng hàng không, sân bay cho hoạt động quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phí, lệ phí.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Theo Báo Chính phủ

Biệt thự cổ 107 Trần Hưng Đạo: Sập 1 năm vẫn chưa rõ nguyên nhân

Trong khi đại diện Tổng Công ty Đường sắt cho rằng, nguyên nhân chính do khu biệt thự đã có tuổi thọ hơn 100 năm, thì đại diện các hộ dân lại không đồng tình.

Một năm sau ngày xảy ra sự cố sập nhà, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, cơ quan chủ quản khu biệt thự cổ đã tổ chức đối thoại với các hộ dân.

Ngay sau khi phóng sự phản ánh một số vấn đề cần giải quyết thấu đáo trong việc hỗ trợ và bồi thường thiệt hại cho người dân trong vụ sập khu biệt thự cổ 107 Trần Hưng Đạo, sáng 22/9 và cũng tròn đúng 1 năm ngày xảy ra sự cố sập nhà , Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, cơ quan chủ quản khu biệt thự cổ đã tổ chức đối thoại với các hộ dân.

Tại cuộc đối thoại, vấn đề đầu tiên người dân muốn được làm sáng tỏ chính là nguyên nhân gây sập nhà. Trong khi đại diện Tổng Công ty Đường sắt cho rằng, nguyên nhân chính do khu biệt thự đã có tuổi thọ hơn 100 năm, thì đại diện các hộ dân lại cho rằng cách lý giải như vậy chưa thỏa đáng.

sập biệt thự cổ, sập biệt thự Trần Hưng Đạo, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
1 năm sau ngày sập biệt thự cổ vẫn chưa rõ nguyên nhân

Liên quan tới việc bồi thường những thiệt hại về người và tài sản cho các hộ dân trong vụ sập nhà, sau khi đã tạm ứng tổng số tiền 107 triệu đồng cho các hộ có người bị chết, bị thương, đại diện Tổng Công ty Đường sắt khẳng định, thời hạn chót để hoàn tất việc hỗ trợ, bồi thường cho các hộ dân đã được ấn định cụ thể.

Trước kiến nghị của các hộ dân về việc phải đóng tiến thuê nhà cho chỗ ở tạm cư, đại diện Tổng Công ty Đường sắt cho biết đã nhiều lần gửi các văn bản kiến nghị UBND thành phố miễn 100% tiền thuê nhà tạm cư cho các hộ dân. Tuy nhiên đến nay, UBND thành phố mới chấp thuận miễn một phần.

Trước nguyện vọng được quay trở về nơi ở cũ của các hộ dân, lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt cho biết, Tổng Công ty chỉ là đơn vị được giao trách nhiệm quản lý, là người đi thuê lại khu biệt thự từ thành phố chứ không phải là chủ sở hữu. Hơn nữa khu biệt thự cổ 107 Trần Hưng Đạo lại là công trình đặc biệt nằm trong danh mục các công trình cần bảo tồn của thành phố, do đó tất cả phải do UBND thành phố quyết định.

Theo VTV

Chung cư sắp phải xây bãi đỗ trực thăng?

Bộ Xây dựng và Công an Phòng cháy chữa cháy (PCCC) Hà Nội đang nghiên cứu tiêu chuẩn xây dựng bãi đáp trực thăng cho chung cư cao trên 100m. Nếu quy định này được áp dụng, giá nhà chung cư có khả năng tăng, nhưng người dân sẽ được cứu dễ dàng hơn nếu hỏa hoạn xảy ra.

đề xuất chung cư phải xây bãi đỗ trực thăng, chung cư cao tầng, phòng cháy chữa cháy chung cư

Toà nhà Keangnam Hà Nội có bãi đáp trực thăng áp dụng quy chuẩn nước ngoài. Ảnh: Như Ý.

Xây không khó

Những năm gần đây tại Hà Nội, các tòa chung cư cao vài chục tầng mọc lên như nấm. Đã xuất hiện dự án chung cư cao tầng được quảng bá có bãi đáp trực thăng. Tuy nhiên, việc cấp phép hay tiêu chuẩn xây dựng toà nhà có bãi đáp trực thăng đến nay vẫn chưa được cơ quan chức năng lên tiếng chính thức. Vì vậy, dù đã có tòa nhà có bãi đáp trực thăng nhưng chưa một lần trực thăng đỗ.

Cuối năm 2010, chủ dự án tòa nhà Keangnam Landmark Tower, Hà Nội có văn bản xin phép Bộ Xây dựng về việc xây bãi đỗ trực thăng trên nóc tòa nhà này. Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời, trong đó hướng dẫn “việc lắp đặt thiết bị và sử dụng sân bay trực thăng trên mái công trình phải tuân thủ theo các yêu cầu tại văn bản số 970/TM-Tg1 ngày 03/6/2008 của Bộ Tổng Tham mưu - Quân đội nhân dân Việt Nam”. Từ đó đến nay, không có thông tin thêm về việc xây sân bay trực thăng tại tòa nhà này. Ngay cả tại trang thông tin giới thiệu của tòa nhà cũng không còn thông tin về bãi đỗ trực thăng.

Ông Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), cho biết, do chưa có tiêu chuẩn về bãi đáp trực thăng cho chung cư nên chủ đầu tư phải áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài. Tuy nhiên, việc xây bãi đáp chỉ dùng để cứu nạn, cứu hộ còn việc chữa cháy rất khó khăn.

Ông Hoàng Quang Nhu, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ Môi trường (Bộ Xây dựng), cho biết, từ trước đến nay, chưa có quy định nào về xây chung cư cao tầng phải có bãi đáp trực thăng. Tuy nhiên, “chủ đầu tư hoàn toàn làm được việc xây dựng bãi đáp trực thăng với chung cư cao trên 100m (tương đương cao trên 30 tầng). Quan trọng là chủ đầu tư phải tính toán tải trọng khi trực thăng đáp xuống. Vì vậy, chi phí xây dựng phải tốn kém hơn. Mái để bãi đỗ trực thăng khác với mái thông thường”, ông Nhu nói.

Ông Trịnh Việt Cường, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (Bộ Xây dựng), khẳng định, cuối năm 2016 sẽ xong đề án tiêu chuẩn cho tòa nhà cao tầng có bãi đáp trực thăng. Theo ông Cường, ngoài việc quy định liên quan tải trọng, tiêu chuẩn cũng phải tính toán đến khoảng cách giữa các tòa nhà.

Đồng tình với việc xây bãi đáp trực thăng với chung cư cao tầng, nhiều chủ đầu tư lạc quan về tính toán chi phí. Ông Trần Quốc Trung, Phó Tổng Giám đốc Cty Handico 5, cho rằng, theo tiêu chuẩn xây dựng, chung cư cao tầng cũng phải tuân thủ việc chịu tải khi xảy ra động đất. Tòa nhà đã được tính toán chịu được động đất chắc chắn sẽ chịu tải được trực thăng. Vì vậy, chủ đầu tư chỉ phải mất chi phí xây mặt bằng tầng mái. Chi phí này có tăng, nhưng không đáng kể.

Lãnh đạo Tập đoàn FLC đang thi công chung cư 36 Phạm Hùng (Nam Từ Liêm, Hà Nội) có bãi đáp trực thăng cho hay, dự án áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài. Mọi tiêu chuẩn về kết cấu, cửa kính, khoảng cách đều được áp dụng nhưng giá chung cư không tăng.

Người dân sẽ an toàn?

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội phân tích, có được điều kiện trên về lâu dài là cần thiết, vì một tòa nhà có tuổi thọ 50 – 70 năm. Hà Nội trong đề án đến năm 2030 sẽ có việc này.

Theo ông Sơn, nhiều nước trên thế giới đã tổ chức thực hiện; trực thăng được dùng để chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong vụ cháy. “Với Hà Nội, nhiệm vụ này đã được Chính phủ, Bộ Công an, UBND thành phố giao Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội tham mưu triển khai tổ chức thực hiện. Chúng tôi đã xây dựng đề án chung phát triển cơ sở của lực lượng PCCC đến năm 2020, trong đó có đầu tư phương tiện nói chung và có nội dung đề cập máy bay trực thăng. Hà Nội đang phối hợp với Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng (Bộ Xây dựng) để xây dựng bộ tiêu chuẩn chung cho tòa chung cư cao tầng”, ông Sơn nói.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM, cho rằng, các chung cư cao tầng được cấp phép xây dựng trong ngõ sâu tiềm ẩn nguy cơ không an toàn, khó thoát hiểm cho cư dân. Có trường hợp cơ quan chức năng duyệt quy hoạch thiếu đường dành cho xe chữa cháy vào chung cư. Thành phố đã trang bị cho lực lượng PCCC nhiều phương tiện hiện đại để chữa cháy nhà cao tầng, như xe thang chữa cháy về lý thuyết có thể vươn đến tầng 18, nhưng trong thực tế nếu xảy ra cháy thì có thể tầm với sẽ thấp hơn do khó tiếp cận mục tiêu. Vì vậy, ông Châu kiến nghị, để thực hiện tốt công tác PCCC cho các toà nhà cao tầng, nên trang bị máy bay trực thăng chữa cháy cho Sở Cảnh sát PCCC thành phố.

Theo Tiền phong

Nhà đẹp của hoa hậu Phương Nga lừa đại gia ở SG

Khu phức hợp căn hộ cao cấp Imperia An Phú tọa lạc ở phường An Phú, quận 2 với vị trí đắc địa tiếp giáp 2 trục đường huyết mạch Xa lộ Hà Nội và Mai Chí Thọ kết nối với đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Đây là một trong những khu căn hộ đẹp bậc nhất ở TP HCM.


hoa hậu Phương Nga, hoa hậu lừa đại gia, căn hộ của hoa hậu Phương Nga


Mỗi căn hộ tại Imperia An Phú có giá từ trên dưới 4 tỷ đến gần 10 tỷ đồng (tùy diện tích, vị trí). Nơi đây là nơi ở của nhiều doanh nhân, người thành đạt, hoa hậu, người mẫu, diễn viên...


hoa hậu Phương Nga, hoa hậu lừa đại gia, căn hộ của hoa hậu Phương Nga


Hoa hậu thế giới người Việt tại Nga năm 2007 Trương Hồ Phương Nga (28 tuổi, quê Hà Nội) đã thuê một căn hộ tại tầng 24 block C với giá khoảng 20 triệu/tháng. Khoảng 10h sáng 19/3, Hoa hậu Phương Nga bị cơ quan CSĐT công an TP HCM khám xét, bắt giữ tại căn hộ này vì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản 16 tỷ đồng của một doanh nhân. Theo nguồn tin ban đầu, lợi dụng mối quan hệ, cô Hoa hậu này đã hứa mua nhà giúp rồi nhiều lần chiếm đoạt tài sản của người khác. Khi bị phát hiện, người đẹp còn giả mạo giấy tờ để chạy tội.


hoa hậu Phương Nga, hoa hậu lừa đại gia, căn hộ của hoa hậu Phương Nga


Tại căn hộ của Hoa hậu Phương Nga lừa đại gia, cuộc sống được ví như "thiên đường" khi khu căn hộ này có đầy đủ tiện nghi phục vụ cuộc sống của cư dân.


hoa hậu Phương Nga, hoa hậu lừa đại gia, căn hộ của hoa hậu Phương Nga


Khu nhà đẹp của hoa hậu Phương Nga thuê là một khu phức hợp căn hộ có 4 block (A,B,C,D) cao từ 24 đến 28 tầng/block với khoảng 700 căn hộ. Nơi đây có siêu thị, trường mẫu giáo đạt chuẩn, sân chơi cho trẻ em, phòng giải trí đa năng, sân cầu lông, tennis được phục vụ miễn phí...


hoa hậu Phương Nga, hoa hậu lừa đại gia, căn hộ của hoa hậu Phương Nga


Một góc đường vào block C, khu sinh sống của Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga tại Imperia An Phú, quận 2.


hoa hậu Phương Nga, hoa hậu lừa đại gia, căn hộ của hoa hậu Phương Nga


Mỗi căn hộ tại đây có giá lên đến hàng tỷ đồng.


hoa hậu Phương Nga, hoa hậu lừa đại gia, căn hộ của hoa hậu Phương Nga


Không gian yên tĩnh, rợp bóng mát...


hoa hậu Phương Nga, hoa hậu lừa đại gia, căn hộ của hoa hậu Phương Nga


Hồ bơi dành cho người lớn...


hoa hậu Phương Nga, hoa hậu lừa đại gia, căn hộ của hoa hậu Phương Nga


và hồ bơi dành cho trẻ em luôn có nhân viên túc trực để cứu hộ, dạy bơi cho các em nhỏ.


Bất động sản Đà Nẵng: Những thương vụ chuyển nhượng ngàn tỷ và 0 đồng tiền thuế

Thị trường bất động sản Đà Nẵng đã và đang chứng kiến những thương vụ chuyển nhượng có quy mô lớn, với hàng loạt dự án nghỉ dưỡng có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhưng sau những vụ chuyển nhượng đình đám ấy, chỉ duy nhất 1 thương vụ thực hiện nghĩa vụ thuế.

Đà Nẵng, bất động sản Đà Nẵng, chuyển nhượng dự án bất động sản

Hyatt Regency, một trong những dự án chuyển nhượng với giá trị rất lớn, nhưng Đà Nẵng không thu được thuế.

Làn sóng chuyển nhượng dự án bất động sản

Thương vụ ngàn tỷ đáng chú ý nhất thời gian qua tại TP. Đà Nẵng được cho là Dự án Hyatt Regency, với quy mô 400 biệt thự, phòng khách sạn và căn hộ được Tập đoàn Indochina Land bán cho Gaw Capital. Khu resort này một mặt nằm trên đường Trường Sa (quận Ngũ Hành Sơn) và một mặt tiếp giáp với bãi biển, là một trong 4 dự án mà Indochina Land bán cho Gaw Capital hồi năm ngoái. Ngoài ra, Indochina Land còn sang nhượng lại sân golf đang khai thác là Montgomerie Links cùng 66 khu biệt thự cao cấp với giá 25,5 triệu USD.

VinaCapital được xem là “vua” đất ven biển Đà Nẵng cũng đang thoái vốn và chuyển nhượng hàng loạt dự án, trong đó đáng chú ý là 2 thương vụ: “sang tay” sân golf 18 lỗ Danang Golf Club với giá hơn 12 triệu USD và Dự án Marina Complex nằm ngay bờ sông Hàn, với quy mô 17,6 ha cho Quốc Cường Gia Lai hồi cuối tháng 2/2016. Ngoài ra, một số dự án bất động sản khác tại Đà Nẵng của quỹ đầu tư này có tổng vốn đầu tư tại thời điểm công bố lên đến 325 triệu USD cũng đã được bán cho World Trade Centre.

Một thương vụ đình đám khác được nhắc đến “con đường dịch chuyển dích dắc” của Khách sạn One Poera Danang (tiêu chuẩn 5 sao, quy mô 200 phòng tiêu chuẩn), xuất phát từ Hoàng Anh Gia Lai, sau đó qua tay một đại gia với giá 31,4 triệu USD. Khách sạn này có điểm đến mới là nhà đầu tư Success Dragon. Ngoài ra, mới đây, cao ốc Indochina Riverside (74 - đường Bạch Đằng) cũng được VinaIndochina sang tên cho nhà đầu tư Kajima.

Theo thống kê của cơ quan thuế TP. Đà Nẵng, một số đơn vị đã nộp thuế như Công ty TNHH Sân golf VinaCapital nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng vốn là 178,6 tỷ đồng; tiền thuê đất nộp một lần của Công ty TNHH Sân golf VinaCapital và Công ty TNHH Mega Assets là 103,6 tỷ đồng… Tuy nhiên, có những dự án được nhà đầu tư chuyển nhượng, nhưng cơ quan thuế không thu được đồng nào.

Đơn cử, Dự án Hyatt Regency được thực hiện chuyển nhượng qua giao dịch của công ty mẹ (có trụ sở ở nước ngoài) với đối tác cũng không có trụ sở tại Việt Nam, cho nên, dù giá chuyển nhượng của dự án lên tới 1.000 tỷ đồng, song cơ quan thuế Việt Nam không thể thu thuế. “Đây là lỗ hổng rất lớn của luật pháp. Chúng tôi kiến nghị, khi doanh nghiệp thay đổi cổ đông thì buộc phải thực hiện nghĩa vụ thuế”, ông Trần Văn Sơn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng nêu quan điểm.

Cần sửa đổi, bổ sung luật

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Đà Nẵng Trần Văn Sơn cũng cho biết thêm, nhiều lỗ hổng pháp luật đang gây khó cho địa phương trong việc quản lý, thu thuế. Chẳng hạn, việc không ghi cổ đông trong giấy chứng nhận đầu tư, khiến Thành phố thất thoát khoản thu thuế lớn khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng.

Theo ông Sơn, thời gian qua, nhà đầu tư nước ngoài đã vận dụng các điều khoản tại các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Doanh nghiệp về quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam để tham gia sở hữu đất tại TP. Đà Nẵng. Sau khi có quyền sở hữu đất tại Thành phố, nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty con thực hiện dự án (phổ biến nhất là loại hình dự án bất động sản, du lịch). Sau đó, nhà đầu tư này chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư khác thông qua việc thay đổi chủ sở hữu công ty mẹ ở nước ngoài mà không làm thay đổi pháp nhân công ty con tại Việt Nam. Việc chuyển nhượng như vậy đang ở mức độ khá phổ biến, nhưng do luật hiện hành của Việt Nam chưa quy định về nghĩa vụ thuế đối với việc chuyển đổi cổ đông, chủ sở hữu, nên Đà Nẵng nói riêng và các địa phương khác nói chung không thu được thuế từ hoạt động này.

Để chống thất thu thuế từ việc chuyển nhượng các dự án FDI, thực hiện Công văn 3148/BTNMT-TTr (ngày 1/8/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) về thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, UBND TP. Đà Nẵng giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Tư pháp, Cục Thuế Đà Nẵng và UBND các quận, huyện chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các phòng công chứng triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền theo quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền và các văn bản hướng dẫn thi hành.

“Chính phủ cần xem xét đề nghị Quốc hội bổ sung quy định đối với việc mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu dự án có sử dụng đất thì cơ quan đăng ký đầu tư tổ chức thẩm định và lấy ý kiến các cơ quan có liên quan theo quy định, trước khi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư nước ngoài”, một lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng kiến nghị.

Theo Báo Đầu tư

Những biệt thự xa hoa của Angelina Jolie và Brad Pitt

1. Biệt thự Chateau Miraval 60 triệu USD.- Pháp Trong số những biệt thự giá trị nhất của cặp đôi Angelina Jolie và Brad Pitt phải kể đến dinh thự khổng lồ ở miền Nam nước Pháp được đặt tên là Chateau Miraval. Đây chính là nơi họ thường xuyên qua lại khi Angelina Jolie mang bầu cặp song sinh Knox và Vivienne.


Angelina Jolie và Brad Pitt ly hôn, những biệt thự xa hoa của Angelina Jolie và Brad Pitt, khối tài sản của Angelina Jolie và Brad Pitt


Ngôi biệt thự này có tới 35 phòng ngủ rộng 1.000 hecta, có hồ lớn và hầm rượu, bể bơi, phòng xông hơi, phòng giải trí, phòng tập gym và phòng tổ chức tiệc… Jolie từng kể rằng, cô thích sống tại Pháp bởi không khí tại đây khiến cô thấy gần gũi với người mẹ quá cố - Marcheline Bertrand.


Angelina Jolie và Brad Pitt ly hôn, những biệt thự xa hoa của Angelina Jolie và Brad Pitt, khối tài sản của Angelina Jolie và Brad Pitt


2. Biệt thự tại Long Island, New York Tiếp đến là biệt thự tại Long Island, New York có giá 40 triệu đô la (khoảng 890 tỷ đồng). Căn biệt thự rộng 6,6 nghìn mét vuông này có đến 18 phòng tắm, 1 bể bơi rộng lớn và cả sân tennis riêng.


Angelina Jolie và Brad Pitt ly hôn, những biệt thự xa hoa của Angelina Jolie và Brad Pitt, khối tài sản của Angelina Jolie và Brad Pitt


3. Biệt thự Whornes Place giá 10 triệu bảng Anh

Brad Pitt và Angelina Jolie đã mua biệt thự Whornes Place ở khu phố Richmond tại London với giá 10 triệu bảng Anh (khoảng 16 triệu USD).


Angelina Jolie và Brad Pitt ly hôn, những biệt thự xa hoa của Angelina Jolie và Brad Pitt, khối tài sản của Angelina Jolie và Brad Pitt


Whornes Place là ngôi nhà cổ được xây dựng từ thế kỷ 15 và sửa sang lại vào đầu thế kỷ 19. Ngôi nhà vẫn giữ nguyên dầm gỗ với nội thất cổ kính, thôn dã. Đặc biệt, bể bơi trong nhà rất ấn tượng, kết hợp với cách bài trí độc đáo, nghệ thuật.


Angelina Jolie và Brad Pitt ly hôn, những biệt thự xa hoa của Angelina Jolie và Brad Pitt, khối tài sản của Angelina Jolie và Brad Pitt


4. Biệt thự 2,65 triệu bảng ở đảo Mallorca, Tây Ban Nha Biệt thự 2,65 triệu bảng của Angelina Jolie và Brad Pitt nằm tại ngôi làng cổ ở Andratx, đảo Mallorca, Tây Ban Nha.


Angelina Jolie và Brad Pitt ly hôn, những biệt thự xa hoa của Angelina Jolie và Brad Pitt, khối tài sản của Angelina Jolie và Brad Pitt


Biệt thự rộng tới 900m² này gồm 8 phòng ngủ, 2 phòng khách và 1 bể bơi. Từ cửa sổ, nhà Jolie-Pitt có thể phóng tầm mắt ra biển Địa Trung Hải.


Angelina Jolie và Brad Pitt ly hôn, những biệt thự xa hoa của Angelina Jolie và Brad Pitt, khối tài sản của Angelina Jolie và Brad Pitt


5. Biệt thự ở New Orleans - Los Angeles

Ngôi biệt thự hai tầng trị giá ước tính ban đầu là 6,5 triệu USD của cặp đôi đã được giảm giá xuống 5,65 triệu USD nhưng vẫn chưa có người mua. Ngôi biệt thự này đã được cải tạo vào năm 2006, gồm 5 phòng ngủ và 5 phòng tắm.


Angelina Jolie và Brad Pitt ly hôn, những biệt thự xa hoa của Angelina Jolie và Brad Pitt, khối tài sản của Angelina Jolie và Brad Pitt


Brad chia sẻ: "Con người New Orleans rất tuyệt vời. Chúng tôi có thể sống tự do, thoải mái, có thể đạp xe dạo quanh thành phố cả ngày mà không ai soi mói hay chụp hình. Mọi người đối xử với chúng tôi như thể những người hàng xóm thân thiết".


Angelina Jolie và Brad Pitt ly hôn, những biệt thự xa hoa của Angelina Jolie và Brad Pitt, khối tài sản của Angelina Jolie và Brad Pitt


6. Biệt thự Costanza 32 triệu Euro ở San Pietro, Cariano, Italia

Vào năm 2010, cặp đôi nổi tiếng Angelina Jolie và Brad Pitt đã tậu biệt thự 32 triệu Euro tại khu đồi phía tây nước Ý - Valpolicella.


Angelina Jolie và Brad Pitt ly hôn, những biệt thự xa hoa của Angelina Jolie và Brad Pitt, khối tài sản của Angelina Jolie và Brad Pitt


Biệt thự gồm 15 phòng, 7 phòng tắm, một phòng tập thể thao, hai bể bơi, một rạp chiếu phim mini. Ngoài ra, khu biệt thự này còn có thêm một chuồng ngựa và một vườn nho.


Angelina Jolie và Brad Pitt ly hôn, những biệt thự xa hoa của Angelina Jolie và Brad Pitt, khối tài sản của Angelina Jolie và Brad Pitt


7. Biệt thự 8,41 triệu USD của Brad và Angelina ở Malibu – California

Brad Pitt mua căn nhà này với giá 8,41 triệu USD hồi năm 2005, sau khi ly dị vợ cũ - ngôi sao phim "Friends" Jennifer Aniston.


Angelina Jolie và Brad Pitt ly hôn, những biệt thự xa hoa của Angelina Jolie và Brad Pitt, khối tài sản của Angelina Jolie và Brad Pitt


Đây là biệt thự được xây dựng từ năm 1962, với sàn nhà bằng gỗ tre sẫm màu và các bức tường kính trong suốt, hướng ra phía biển.


Angelina Jolie và Brad Pitt ly hôn, những biệt thự xa hoa của Angelina Jolie và Brad Pitt, khối tài sản của Angelina Jolie và Brad Pitt


Căn biệt thự nàycó diện tích tới hơn 4.000 m2, với 4 phòng ngủ, 4 phòng tắm, một mặt hướng ra công viên Point Mugu, một mặt hướng ra biển.


Angelina Jolie và Brad Pitt ly hôn, những biệt thự xa hoa của Angelina Jolie và Brad Pitt, khối tài sản của Angelina Jolie và Brad Pitt


Ngoài các tiện nghi cần thiết, căn hộ của ngôi sao này còn có tới 3 lò sưởi, hệ thống an ninh và âm thanh riêng.


Angelina Jolie và Brad Pitt ly hôn, những biệt thự xa hoa của Angelina Jolie và Brad Pitt, khối tài sản của Angelina Jolie và Brad Pitt


8. Biệt thự giữa thủ đô Berlin, Đức. Ngoài ra "ông bà Smith" cũng có một căn biệt thự đẹp lung linh giữa thủ đô Berlin, Đức.


Angelina Jolie và Brad Pitt ly hôn, những biệt thự xa hoa của Angelina Jolie và Brad Pitt, khối tài sản của Angelina Jolie và Brad Pitt


Căn biệt thự này có hẳn một sân bay cá nhân, hệ thống an toàn được lắp đặt bao quanh ngôi nhà cộng thêm 14 bảo vệ luôn canh trực 24/24.


Kẹt xe kinh hoàng: Vì sao Cầu Tó ‘thất thủ’?

Những người phải thường xuyên tham gia giao thông trên tuyến đường 70 đoạn từ Hà Đông đến cầu Tó, luôn bị hành xác bởi cảnh ùn tắc liên miên. Tình trạng này chắc chắn còn tiếp diễn trường kỳ khi những khu đô thị mới mọc lên như nấm, đường 70 dù đã có kế hoạch mở rộng từ lâu nhưng vẫn “nằm” bất động…

Đua nhau xin làm rồi… để đấy?

Sáng ngày 20/9, ùnn tắc kéo dài hơn 2km, từ 7h30 đến hơn 10h ở đường Phan Trọng Tuệ, đoạn qua cầu Tó (Hà Nội) khiến người và phương tiện giao thông chen cứng. Tắc đường, kẹt xe không phải là chuyện hiếm trên đoạn đường này tuy nhiên cảnh tượng trong sáng ngày 20/9 vừa qua khiến người dân Hà Nội thực sự ám ảnh về thực trạng giao thông thủ đô.

Đường Phan Trọng Tuệ có mặt cắt ngang rộng 40m, gồm 2 lòng đường xe chạy chính và dải phân cách, vỉa hè. Đây là tuyến đường thuộc trục quốc lộ 70. Những năm gần đây, tuyến đường 70 đoạn từ Hà Đông đến cầu Tó trở thành điểm nóng ùn tắc của Thủ đô. Bất kể giờ giấc, dù cao điểm hay thấp điểm, đoạn đường chỉ dài chưa đầy 4km liên tục bị ùn tắc.

Từ khi những khu đô thị mới mọc lên như nấm khu vực này càng thêm ùn tắc. Đặc biệt, các Khu đô thị Đại Thanh thuộc diện có mật độ dân cư đông nhất Thủ đô hiện nay. Và tình trạng này chắc chắn còn tiếp diễn trường kỳ bởi đường 70 dù đã có kế hoạch mở rộng từ lâu nhưng vẫn “nằm” bất động còn dân cư vẫn đổ vào các khu đô thị của Đại Thanh ngày một đông hơn.

Trước đó, có nhiều nhà đầu tư đề xuất được tham gia đầu tư xây dựng các đoạn của đường 70 theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao). Trong đó, thu hút được khá đông chủ đầu tư “tên tuổi” trong láng bất động sản tham gia đăng ký làm chủ đầu tư như Nam Cường, Betixco, Tổng công ty Bạch Đằng, Sông Đà, Tasco, Văn Phú Invest, Lũng Lô 5,…

Liên danh công ty CP Đầu tư Văn Phú Invest và công ty CP Đầu tư và Phát triển Lũng Lô được giao thực hiện Dự án cải tạo đường 70 Hà Đông - Văn Điển với tổng mức đầu tư 1.498 tỷ đồng (6,2km). Theo Nghị quyết số 11 của HĐND Thành phố ngày 12/12/2011 về các công trình trọng điểm theo Nghị quyết số 11 của HĐND TP ngày 12/12/2011 về các công trình trọng điểm, đoạn Hà Đông – Văn Điển duyệt tháng 10/2012, hoàn thành 2015. Tuy nhiên, đến nay tuyến đường 70 này vẫn chưa thể triển khai.

Tại Quyết định về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ) năm 2016 huyện Thanh Trì của UBND TP Hà Nội, dự án mở rộng đường 70 đoạn Hà Đông - Văn Điển do liên danh Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú-Invest và Công ty CP Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 làm chủ đầu tư nằm trong danh mục các dự án chưa thực hiện trong KHSDĐ 2015, chuyển sang thực hiện trong KHSDĐ 2016. Về dự án này, UBND huyện Thanh Trì cũng đã có thông báo số 128/TB-UBND ngày 24/5/2011 về chủ trương thu hồi đất. Nhưng đến nay, tất cả vẫn nằm trên giấy. Người dân tham gia giao thông trên tuyến đường 70 đoạn từ Hà Đông đến cầu Tó, luôn bị hành xác bởi cảnh ùn tắc liên miên.

Những hình ảnh Cầu Tó “vỡ trận” sáng ngày 20/9 được chia sẻ trên diễn đàn Otofun:

đường 70, mở rộng đường 70, dự án BT, Văn Phú Invest, Công ty đầu tư và phát triển Lũng Lô 5, tắc đường Cầu Tó

Hàng nghìn người chen chân tại khu vực ngã tư đường Phan Trọng Tuệ (quận Thanh Trì, Hà Nội).


đường 70, mở rộng đường 70, dự án BT, Văn Phú Invest, Công ty đầu tư và phát triển Lũng Lô 5, tắc đường Cầu Tó

Đường Phan Trọng Tuệ có mặt cắt ngang rộng 40m, gồm 2 lòng đường xe chạy chính và dải phân cách, vỉa hè. Đây là tuyến đường thuộc trục quốc lộ 70.


đường 70, mở rộng đường 70, dự án BT, Văn Phú Invest, Công ty đầu tư và phát triển Lũng Lô 5, tắc đường Cầu Tó

Đường 70 dù đã có kế hoạch mở rộng từ lâu nhưng vẫn “nằm” bất động.


đường 70, mở rộng đường 70, dự án BT, Văn Phú Invest, Công ty đầu tư và phát triển Lũng Lô 5, tắc đường Cầu Tó

Người dân tham gia giao thông trên tuyến đường 70 đoạn từ Hà Đông đến cầu Tó, luôn bị hành xác bởi cảnh ùn tắc liên miên.

VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin.

Hồng Khanh

Nhà ống màu trắng ở Sài Gòn với phong cách thiết kế an yên được báo Tây khen nức nở

Nhờ cách xử lý chiều dài thông minh và khéo léo mà ngôi nhà ống này vẫn đảm bảo được sự thoáng đãng, sáng, đẹp với đầy đủ công năng cho các thành viên.

Sự đô thị hóa nhanh chóng ở nhiều thành phố châu Á đã làm giảm đáng kể không gian sinh sống mỗi người. Đặc biệt là tại Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết mọi gia đình đều phải sống trong những ngôi nhà ống chật hẹp, thiếu sáng, thiếu không khí. Đã vậy việc nhiều thế hệ cùng sinh sống trong một ngôi nhà như vậy càng khiến lắm vấn đề phát sinh. Mà cơ bản nhất chính là làm sao để đảm bảo không gian sống thoáng đãng chung cho cả gia đình mà vẫn đảm bảo được sự riêng tư cho từng thế hệ ông bà, cha mẹ, con cháu.

Nếu bạn cũng đang đau đầu với những vấn đề như thế, hãy ghé thăm ngay ngôi nhà 3 thế hệ ở thành phố Hồ Chí Minh dưới đây. Ngôi nhà này được xây dựng trên một mảnh đất hình ống rất sâu với kích thước 3,8 x 40m. Dù mặt tiền hạn chế, chiều dài lại "mướt mải" chẳng hề lý tưởng, nhưng thật may trong trường hợp này chiều dài ngôi nhà vừa hay cũng giúp không gian trở nên dễ bài trí hơn hẳn.

thiết kế nhà, thiết kế nhà ống, nhà ống Sài Gòn, thiết kế nhà cho 3 thế hệ

Khi được đăng tải trên tạp chí kiến trúc nổi tiếng Archdaily, ngôi nhà đã nhận được những lời ngợi khen.

Cụ thể ngôi nhà 4 tầng này không xây kín mít các tầng mà dành một khoảng đất ở phía trước và phía sau làm sảnh, ở giữa nhà lại bố trí thêm một giếng trời bằng kính cường lực. Đồng thời trong quá trình thiết kế các KTS cũng rất lưu ý để tạo ra những khoảng không gian sinh hoạt chung nhằm liên kết các thành viên trong gia đình. Nhờ đó tất cả các không gian trong nhà đều sáng, đủ thoáng.

thiết kế nhà, thiết kế nhà ống, nhà ống Sài Gòn, thiết kế nhà cho 3 thế hệ


Khoảng đệm phía trước nhà với cây xanh và ghế nghỉ rất thư giãn.


thiết kế nhà, thiết kế nhà ống, nhà ống Sài Gòn, thiết kế nhà cho 3 thế hệ


Thiết kế với mái hắt ở khoảng sân trước vừa đảm bảo an ninh, vừa đảm bảo ánh sáng.


thiết kế nhà, thiết kế nhà ống, nhà ống Sài Gòn, thiết kế nhà cho 3 thế hệ


Khoảng sân trước nhìn từ bên trong nhà.


thiết kế nhà, thiết kế nhà ống, nhà ống Sài Gòn, thiết kế nhà cho 3 thế hệ


Bể bơi mini bố trí ở giữa tầng 1, ngay khu vực giếng trời.


Trong ngôi nhà này, tầng 1 được dành trọn vẹn cho các không gian thư giãn của gia đình, còn các tầng 2, 3,4 được xen kẽ giữa phòng ngủ với các không gian sinh hoạt như bếp, phòng học, phòng làm việc. Trong đó mỗi tầng chỉ bố trí tối đa 2 phòng ngủ và đều được tiếp cận với mặt thoáng, nhờ thế các không gian đều không bị cảm giác bí bách, chật chội.

thiết kế nhà, thiết kế nhà ống, nhà ống Sài Gòn, thiết kế nhà cho 3 thế hệ


Khu bếp ở lầu 1 theo tiêu chí hiện đại, gọn gàng.


thiết kế nhà, thiết kế nhà ống, nhà ống Sài Gòn, thiết kế nhà cho 3 thế hệ


Các phòng ngủ đều được tiếp cận với mặt thoáng.


thiết kế nhà, thiết kế nhà ống, nhà ống Sài Gòn, thiết kế nhà cho 3 thế hệ


Phòng ngủ được thiết kế theo thói quen, tính cách, độ tuổi của từng thành viên trong nhà.


thiết kế nhà, thiết kế nhà ống, nhà ống Sài Gòn, thiết kế nhà cho 3 thế hệ


Cầu thang thiết kế mềm mại với những lỗ thoáng khí vừa đẹp về thẩm mỹ, vừa tiện về công năng.


Đối với phần mái kính, các KTS cũng bố trí thêm mái hắt bằng bê tông để giảm thiếu ánh nắng mặt trời gay gắt rọi xuống các không gian. Phần mái hắt này cũng tạo ra hiệu ứng bóng nắng đẹp mắt cho ngôi nhà.

thiết kế nhà, thiết kế nhà ống, nhà ống Sài Gòn, thiết kế nhà cho 3 thế hệ

Phần mái kính được bố trí thêm mái hắt bê tông để giảm cường độ nắng.

Không chỉ chú trọng không gian thư giãn kết nối với thiên nhiên, các tầng trong nhà còn được bố trí rất nhiều cây xanh để giúp không gian thêm mềm và xanh mát.

thiết kế nhà, thiết kế nhà ống, nhà ống Sài Gòn, thiết kế nhà cho 3 thế hệ

Nhìn chung nhờ cách thiết kế thông minh mà mảnh đất tưởng chừng rất bí, rất tối này đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng cho cả gia đình. Ông bà có thể thư giãn bằng cách chăm sóc cây cảnh hay thư giãn ở các khoảng sân, thế hệ con cháu có thể thư giãn ngay tại bể bơi mini trong nhà hay ngồi ở ghế nghỉ dưới gốc cây hóng mát.

Đó thực sự là trải nghiệm tuyệt vời và thú vị trong một căn nhà phố hiện đại khi nơi đây có thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả các thành viên cũng như kết nối được các thế hệ với nhau trong cuộc sống thường nhật.

Xem thêm thiết kế của ngôi nhà:

thiết kế nhà, thiết kế nhà ống, nhà ống Sài Gòn, thiết kế nhà cho 3 thế hệ


Mặt cắt không gian tổng thể.


thiết kế nhà, thiết kế nhà ống, nhà ống Sài Gòn, thiết kế nhà cho 3 thế hệ


Không gian tầng 1.


thiết kế nhà, thiết kế nhà ống, nhà ống Sài Gòn, thiết kế nhà cho 3 thế hệ


Không gian tầng 2.


thiết kế nhà, thiết kế nhà ống, nhà ống Sài Gòn, thiết kế nhà cho 3 thế hệ


Không gian tầng 3.


thiết kế nhà, thiết kế nhà ống, nhà ống Sài Gòn, thiết kế nhà cho 3 thế hệ


Không gian tầng 4.


thiết kế nhà, thiết kế nhà ống, nhà ống Sài Gòn, thiết kế nhà cho 3 thế hệ


Thiết kế tầng mái.


Theo Afamily