Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

Dự án NƠXH 30 Phạm Văn Đồng nhiều căn hộ "biến mất"

Nhiều tầng tại tòa nhà 30 Phạm Văn Đồng được đập thông, tạo thành căn hộ lớn sai với thiết kế ban đầu, thậm chí mua bán trục lợi trái phép.

Chính sách nhà ở xã hội có ý nghĩa lớn không chỉ với người dân có điều kiện kinh tế khó khăn, giúp hỗ trợ những người có công với đất nước nhưng vẫn chưa ổn định cuộc sống, mà chính sách này góp phần phát triển đất nước, xã hội, cải thiện nền kinh tế đất nước ngày một đi lên.

Thế nhưng hiện nay, nhiều đối tượng đã và đang lợi dụng những chính sách về nhà ở xã hội để trục lợi, gây bất bình và bức xúc trong dư luận.

nhà ở xã hội, dự án nhà ở xã hội 30 Phạm Văn Đồng, trục lợi chính sách nhà ở xã hội

Tổ hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở xã hội tại số 30 Phạm Văn Đồng.

Mới đây, Pháp Luật Plus nhận được thông tin từ bạn đọc về việc tại Tổ hợp văn phòng, dịch vụ thương mại và nhà ở xã hội tại số 30 Phạm Văn Đồng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội, xuất hiện nhiều sai phạm trong quản lý mua bán và thay đổi thiết kế căn hộ trái phép để trục lợi từ chính sách nhà ở xã hội.

Được biết, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại dịch vụ Bắc Hà là chủ đầu tư của Dự án xây dựng tổ hợp văn phòng, dịch vụ, thương mại và nhà ở xã hội tại số 30 Phạm Văn Đồng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy (sau đây gọi là dự án 30 Phạm Văn Đồng).

Theo đó, hiện nay tại nhiều tầng trong dự án 30 Phạm Văn Đồng, hai căn hộ riêng biệt liền kề nhau, với các chủ sở hữu đứng tên khác nhau bị đập thông với nhau tạo thành một phòng lớn sai với thiết kế ban đầu để cho thuê, thậm chí bán trục lợi trái với quy định.

nhà ở xã hội, dự án nhà ở xã hội 30 Phạm Văn Đồng, trục lợi chính sách nhà ở xã hội

Căn hộ 1420 và 1421 tầng 14 được thông thành 1 căn 1421.

Theo thiết kế, tòa nhà có 19 tầng. Trong đó, từ tầng 6-19: Bố trí các căn hộ nhà ở xã hội được chia làm 02 đơn nguyên, bao gồm 21 căn hộ (diện tích từ 57,6 đến 69,9 m2). Diện tích sàn phủ bì mỗi tầng khoảng 1.700 m2. Tổng số căn hộ 294 căn.

Thế nhưng, theo ghi nhận của PV, tại các tầng 8, 9, 14, 18, các căn hộ số 20 và 21 được đập thông với nhau tạo thành căn lớn.

Đặc biệt, ở tầng 19 có tới 6 căn hộ là 1901, 1902, 1906, 1907, 1920, 1921 được ghép thành ba căn hộ lớn.

Cũng từ đó, theo quan sát của PV, nhiều căn hộ tại các tầng đã ”biến mất “ và không đủ số lượng 21 căn ở các tầng theo thiết kế ban đầu mà chủ đầu tư đã công bố.

nhà ở xã hội, dự án nhà ở xã hội 30 Phạm Văn Đồng, trục lợi chính sách nhà ở xã hội

Rất nhiều căn hộ được đập thông nhau.

Ngoài ra trên các thông báo danh sách đồng hồ nước tại các tầng, các căn hộ được cho là có dấu hiệu đập thông thành một phòng thì số nước các phòng đó được tính gộp vào cho một người, nhưng họ tên người sở hữu căn hộ trên danh sách vẫn là hai người khác nhau.

Cụ thể, theo danh sách đồng hồ nước căn hộ 1420, 1421 do bà Trần Thị T. và Đỗ Thị N. đứng tên nhưng số nước lại được tính gộp vào làm một cho bà Trần Thị T.

Và trên thực tế ghi nhận của PV tại tầng 14 căn hộ số 1420 đã”biến mất” chỉ còn căn số 1421. Vậy căn hộ số 1420 đã đi đâu ? Liệu có hay không việc hai căn hộ trên đã được đập thông tạo thành một căn lớn?

nhà ở xã hội, dự án nhà ở xã hội 30 Phạm Văn Đồng, trục lợi chính sách nhà ở xã hội

Danh sách đồng hồ nước.

Theo Luật sư Trương Anh Tú Văn phòng luật sư Trương Anh Tú - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội:

+ Thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở xã hội tối thiểu là 5 năm; thời hạn thanh toán tiền thuê mua nhà ở xã hội tối thiểu là 5 năm, kể từ ngày ký hợp đồng thuê mua nhà ở.

+ Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội không được bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở trong thời gian thuê, thuê mua; nếu bên thuê, thuê mua không còn nhu cầu thuê, thuê mua nhà ở thì chấm dứt hợp đồng và phải trả lại nhà ở này.

+ Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

+ Bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau thời hạn 5 năm, kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế; trường hợp bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội quy định tại Luật này thì chỉ được bán với giá tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Cũng theo Luật sư, điều 90 Luật Nhà ở có nêu: “Việc bảo trì, cải tạo nhà ở phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng”. Mọi cá nhân có hành vi tự ý cải tạo nhà ở xã hội trái phép tùy theo mức độ có thể bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng và bị thu hồi lại nhà.

Vậy liệu có hay không việc chủ đầu tư Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại dịch vụ Bắc Hà và Ban Quản lý tòa nhà có biết sự việc trên, họ có tiếp tay cho các hoạt động mua, bán ngầm các căn hộ trái với pháp luật và việc thay đổi thiết kế(đập thông các căn hộ) căn hộ để trục lợi.

Theo Báo Pháp luật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét